Tuesday, May 24, 2011

Nhớ Bà Râu...



Tôi cho rằng có lẽ đã quá trễ để viết một chút gì cho chuyến đi vừa rồi. Tuy nhiên, cảm xúc này rất quan trọng, hôm nay nó lại chợt ùa về và vỡ òa trong tôi. Bỗng chốc một người bạn ở Bà Râu lại nhắc tôi nhớ đến kỷ niệm cách đây một tháng. Cảm giác vẫn còn nguyên vẹn. Các bạn nhỏ ơi, sao hình ảnh các em không thể xóa nhòa trong tôi cũng như các thành viên trong nhóm. Chân đất, chen chúc, mặt mũi lấm lem, láu cá có, hiền lành có, nhút nhát có, tranh giành có… Tất cả chỉ xuất phát từ cái đói, cái khát, cái khổ, cái bất công của cuộc đời đã nhẹ nhàng ban tặng cho số phận các em. Tôi cảm ơn các em vì nhờ các em, tôi cố gắng hơn cho bản thân và cuộc sống của chính tôi, vượt qua những lúc chán nản cái sự đời trần thế này, đủ thứ cái để chán khi ta đã và đang gặp vấn đề mà chỉ một mình ta phải đối diện với nó…

Tiếc thay, chúng tôi quá nhỏ nhoi, quá ít ỏi để có thể giúp các em tất cả những gì mà lòng mình thật sự mong muốn cho các em. Hãy cho chúng tôi gửi lời tri ân đến các em, qua các em, những sinh linh bé nhỏ, chúng tôi thấy được cả niềm tin về cuộc đời, một sự đấu tranh sinh tồn trong cuộc sống vốn dĩ bất công. Bản lĩnh của các em đã cho chúng tôi thêm nghị lực đấu tranh trong cuộc đời cát bụi này.

Hãy yêu thương và cho đi dù chỉ là một khoảnh khắc, để cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa và thấy bạn đã làm gì cho đời. Hẹn gặp lại các em trong khả năng chúng tôi có thể. Nhớ một chút gì đó mà Bà Râu đã mang lại cho tôi và nhóm…

Cỏ Mùa Thu.

Saturday, May 7, 2011

Charity lần 6: Raglai - Bà Râu - Ninh Thuận, Phan Rang (22/04/2011)


Sau hơn một tháng chuẩn bị và thu thập thông tin cùng với sự giúp đỡ của Cha Phương, NSN tiếp tục hành trình lần thứ 6 đến với Buôn làng dân tộc Rắc Lây. Dân Tộc Rắc Lây tập trung đông nhất ở Ninh Thuận, dân tộc này nghèo lắm, người dân vất vả suốt ngày ngoài nương rẫy vẫn thiếu ăn, cái đói, cái rét, bệnh tật luôn thường trực trong mọi gia đình. Họ sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, mùa nắng thì hạn hán kéo dài, mùa mưa lại ngập lụt khắp nơi. Trình độ dân trí thấp, Người Rắc Lây vẫn còn theo chế độ mẫu hệ, họ chưa ý thực việc kế họach hóa gia đình nên mỗi gia đình đều có rất đông con. Chiều thứ 6, NSN bắt đầu khởi hành từ Vũng Tàu, xe chay xuyên đêm và dừng lại ở nhà thờ Bà Râu vào lúc tờ mờ sáng. Cha Phương khao mọi người bữa điểm tâm cháo gà ngon tuyệt. Mọi người tất bật chuẩn bị phân chia quà để lên đường.



Con đường vào làng quanh co khúc khuỷu, bụi bay mịt mù, nhưng Cha Phương vẫn luôn là người tiên phong đi trước dẫn đường.


Một buổi sáng như thường lệ, ánh mặt trời chói chang nhảy múa khắp núi rừng, Khu dân cư Thôn Xóm Bằng dường như đông đúc, nhộn nhịp hơn thường ngày vì người lớn và trẻ con háo hức kéo nhau đến trạm y tế xã để nhận quà của NSN.

NSN tập trung các em lại và bày trò chơi, các em tham gia rất nhiệt tình và hào hứng.


Chơi trò chơi xong NSN phát quà cho các em… nhìn những bàn tay bé xíu chen chúc xòe ra để nhận quà, trông thật tội nghiệp làm sao…


Hàng trăm em bé nhưng rất tiếc là NSN chỉ chuẩn bị được trăm phần quà, đành hẹn lại các em vào lần sau…


Phát quà trẻ em xong, NSN tiếp tục phát quà cho người lớn, họ là những hộ gia đình nghèo nhất trong thôn, các chị, các bà hớn hở mang gùi đến nhận quà.
Phần quà là một túi gạo, thùng mì gói, dầu ăn, nước tương, nước mắm, quần áo củ, tập vở, bút chì, hy vọng sẽ giúp được đồng bào trong vài ngày tới…


Một buổi sáng đã hòan thành xong nhiệm vụ, NSN cùng ngồi lại với Cha Phương và các anh cán bộ trong thôn. Dù vất vả nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi…
 


Tổng kết chuyến đi như sau:
- Chi phí: 23,000,000đ (quà cho người lớn và trẻ em) - Thành phần tham gia: các thành viên của NSN, cha Phương, và cán bộ thôn xóm Bằng. Thay mặt NSN, cảm ơn tất cả những tấm lòng hảo tâm, đã cùng chung tay góp sức với NSN đem niềm vui đến với các em…Đặc biệt cảm ơn Cha Phương, không quản ngại nắng mưa, nhiệt tình hỗ trợ nhóm. chuyến đi này có sự tham gia của hai bé con anh Nghĩa, và Bé con anh Thiên đã đập heo để mua tập vở tặng các bạn vùng sâu…. Mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của các anh chị cho chuyến đi lần sau. Chúc cả nhà nhiều sức khỏe!

Ngôi Sao Nhỏ.


Thông tin về thôn Bà Râu
Raglai là nhóm dân tộc chính tại thôn Bà Râu, Huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận cách thành phố Phan Rang 18km về phí Bắc. Raglai còn có tên gọi khác là Bà Râu. Ngoài dân tộc Raglai ra còn có dân tộc Chăm cùng sinh sống. Người Raglai và như một số dân tộc khác theo chế độ mẫu hệ.
Cuộc sống của người Raglai chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Họ làm rẫy và nuôi dê. Mùa màng của họ chỉ dựa vào “ông trời” có nghĩa là mùa màng của họ tuỳ thuộc vào thời tiết, không có sự trợ giúp về khoa học kỹ thuật.
Trong xã, họ thuộc diện gia đình đông con và là hộ nghèo của xã. Trong một gia đinh có ít nhất là 5 người con. Tính tổng hết là 7-8 người trong một hộ gia đình. Vì gia đình đông con nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Con cái thì ít cắp sách đến trường, chủ yếu là đi chăn dê và làm rẫy. Đó là vì họ thiếu thông tin về kế hoạch hoá gia đình và do phong tục tạp quán của họ đã đẩy họ vào chổ khó khăn và khó có thể vươn lên trong cuộc sống.
Raglai is the main ethnic minority group at Bà Râu Village, Thuận Bắc Dis., Ninh Thuận Province.Beside the Raglai’s community, there is Cham community. They live together in Ba Rau village. They communicate by their own languages. They can speak Raglai’s language as well as Cham. Raglai’s community is belonging to matriarchy.
Raglai’s community live in cottage house which is made by bamboo, mud and thatch. They live in this house shape through many different generations. This is their historical tradition. Because their life style is nomadic life so they make their houses by mud, bamboo, and thatch to help them to move to another place easily. But now, they are already located in community not nomadic. They live in their community and work together. Although they live with Kinh’s community however Raglai’ community is still isolated and being lookdown. The main resources of Raglai’s life is agricultural. Every morning, they go to mountain to get firewood or food and sale it when coming back. Generally, they have no field to plant rice so that if they want to have rice they have to trek to other villages to exchange their goods and get back rice. They face a lot of difficulties in their life. They have no good facility to survive. Sad to say, they totally lose their tradition. The only thing they keep is language. They do not weave fabric. The traditional music is no longer exist. These are the bigest things which they lose.They lose it as they lose everything. Their children also have no chance to go to school because Raglai’s family are almost poor families. There are 5 to 6 children in the Raglai’s family. The gap between two childs is too short. For example, between the first child to the second child is one year old or shorter. They do not have enough money to pay for daily life as well as their children’s schooling fee. On the other hand, their school have no good condition for them and far away from their village. The elementary school locate in their village. High school, however, is about 15kms far from their village. Almost their schools were built by priests long time ago. Now it is undergoing of government. The schools have not been reconstructed yet and badly damage.
According to Mr. Kto Lap, the leader of the village, he said: “I am so sad when I think about my community. We lose everything that is the reason for us to use the traditional music equipments and traditional clothes for our own Tet holiday (New Year Celebration) and other occasions…. Besides, we are also poor. Acctually, we don’t have any resources to support our children’s future. We hope that through your kindness we will have more donation to help our children’s life.
*Source: http://gpnt.net/diendan/