Friday, August 1, 2014

Little Star charity event #16 Suối Dây Tây Ninh 27/07/2014


Xã Sui Dây, Huyn Tân Châu, Tnh Tây Ninh.
Đông giáp sông Sài Gòn, ranh gii Tnh Bình Dương, Bình Phước.
Bc giáp biên gii Cambodia.


Chuyến đi đến Suối dây, Tây Ninh khởi hành lúc 6 giờ sáng từ Vũng tàu, ngang qua TP.HCM rồi theo con đường Xuyên Á đến Tây Ninh vào lúc 12:30 trưa. Trên xe không ngớt tiếng đàn hát luyện giọng luyện thanh chuẩn bị cho phần trò chơi và ca nhạc.


Đến thị Tx Hòa Thành trễ hơn dự kiến nên nhóm chỉ kịp ghé tạm lẩu bò rồi gấp rút tìm đường đến Suối Dây.

Hơn 1 giờ di chuyển liên tục về hướng Tân Châu, nhóm đến khu vực nhà thờ Suối Dây gần 2h chiều. Các em nhỏ và người dân đã tập trung tại nhà thờ từ trước.


Chưa kịp nghỉ ngơi NSN nhập cuộc rất nhanh, Những quản trò & ca sĩ nghiệp dư mang lại cho dân làng Suối dây những tiếng cười sảng khoái dường như lâu lắm rồi chưa có đoàn tạp kỷ nào lạ như vậy



Nhóm cũng dành 200 phần bánh kẹo chia xẻ cùng các em.
Chương trình tiếp nối tài trợ 40 suất học bổng của đơn vị tài trợ PVTrans Emas

Và 1000 bình nước uống cho dân làng xã Suối dây


Chúng tôi theo chân một người dân được tăng bình nước sạch, men theo con đường đất đỏ để tiến sâu thêm 10 cây số ngang qua rừng cao su  để vào một nơi mà cứ đi sẽ đến cứ tìm sẽ thấy nhưng không có cửa đễ gõ …



Và đây là nơi bác ấy sinh sống  …



Chỉ cách chợ và nhà thờ Xã Suối Dây hơn chục cây số đường đất đỏ, tương phản với những căn biệt thự khang trang bề thế ngoài thị xã dọc rừng cao su, đập vào mắt chúng tôi khi vừa đến nơi là những túp lều dựng tạm bợ bằng những thân gỗ tạp chênh vênh giữa dòng nước nằm leo lắt ven vùng hồ trôi nổi đầy rác thải sinh hoạt.
Dân cư ở đây trước đây là những người Việt trước đây sống ở Campuchia, do hoàn cảnh khó khăn đã trôi dạt về lại quê hương trở thành Việt kiều trên đất Tây Ninh.
Dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, đánh bắt nguồn cá tôm đang ngày một cạn kiệt trên chính lòng Hồ Dầu Tiếng. Những chiếc ghe gỗ nhỏ xíu có phần mục ruỗng là phương tiện di chuyển và là kế sinh nhai của ngư dân.

người và vịt cùng tắm chung trên một khúc





Trẻ em xúm xít chia nhau viên kẹo 

Thấp thoáng đâu đó như đang ở trở lại thời săn bắt hái lươm bên bờ sông, nơi bìa rừng, không ánh sáng đèn điện, không nguồn nước sạch,  huống chi là chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho các em…
Chia tay Suối dây trong nắng chiều vàng vọt, nghe trong gió lơ lửng tiếng cười đùa vô tư của các em, con đò nhỏ này có đủ sức đưa các em kết nối với sông Sài Gòn, chuyến xe này có chở thêm những yêu thương … đành mạn phép mượn lời kinh dạy “ANH EM HÃY YÊU THƯƠNG NHAU” để hẹn Suối Dây một ngày không xa….
Trong chuyến đi này Ngôi Sao Nhỏ trân trọng cảm ơn nhà tài trợ PVTRANS EMAS, EMAS PRODUCTION, PLENARY PROJECT SOLUTIONS cùng VINA OFFSHORE đã tài trợ một ngàn bình nước uống, 40 suất học bổng  và 200 phần bánh kẹo cho các em.
Cám ơn các anh chị em đã cùng vượt qua quãng đường dài đến với Suối dây để cùng trải qua những thời khắc ý nghĩa.


Nhóm thiện nguyện Ngôi Sao Nhỏ                       Blog @                 http://littlestarcharity2010.blogspot.com/
                                                                                    Facebook @     https://www.facebook.com/ngoi.saonho.169067

Give an arm, share a warm, from the hearts to the hearts
Bring a light, fly a dreaming kite, for little stars shining in the sky


Monday, January 27, 2014

[Charity event #15th] Raglai – The story of giving and receiving – and the meaning of life!


Reach to the sky – although you can’t get the brightest star, at least, you may stay among the stars to lighten your dreams! 

That is the really valuable and fantastic experience of life at a place which is still unknown to many people...


We came back Raglai in a typical shining but cold and windy year-end day of Thuan Bac district. We passed over 400km to Bà Râu area just view the dry land along the vast rock mountain, the quietness of modern life tempo and the difficulties of people there. In front of us, they are the dusty street like the ones of primitive age, the dirty children playing with sand on the deserted yard, and the cottages made from burned clay. Even though Tet (the Lunar New Year) is coming, the spring doesn’t exist here. The life here looks so harsh, and old–fashioned as it is.
.
  
However it can’t stop them from welcoming us warmly. Mothers, covered with the full-face veil, were taking their children, most of them were barefoot and bare headed, waiting eagerly outside the church. The children surrounded Ms. Tinh, innocently joining in all the games after a second hesitation, as if that was their only expectation.





Their simple joy was taking pictures with people, seeing the visitors from other places, especially expatriates, though just standing around. Those people were so unusual for them, coming from a different world, a world without worries about anything...


But today, it was the visitors who brought to Raglai people the warmth of sharing and sympathy. It's not just the material gifts, boxes of instant noodles, bags of rice, cakes or candies, but above all, it was the warm sharing among people.

 




It's strange that in such a wild place, there seemed to be no boundaries of ethnicity, language or culture; and there is no concept of the rich and the poor or the give-and-take. What we could see was the respect in giving away valuable gifts of life, the love of caring and sharing with each other. We just saw the smile of spring - warm, fresh and joyful on everyone's face…




And we also saw concerns for days ahead...



Leaving Ba Rau church, we followed a sandy street to Ms Chamalea Thi Mi' s house, one of the most difficult lives in the village.




After her husband’s leaving, she has had to bring up her two children on her own. Her day starts by collecting bull shit or things like that for a very small sum of money of less than 1USD per day. Sometimes, she is lucky to earn up to 2 or 3 USD if she is hired to plant rice in the paddy field. But she rarely has such a job. As a result, she has to live miserably from hand to mouth - as most of people here do. According to Mr. Phuong, there are many poorer villagers in the two farther regions.


On this trip, PVTrans Emas has offered her a house with the hope to better her living condition. We cannot answer the questions posed by a Singaporean friend: "Do these children drink milk daily? Do they have enough food? Do they spend their childhood at school? What will their future be?"  Those are remained concerns no one can answer for a bright future for the kids here.


Before leaving, we thanked to Mr. Yossi and everybody for what they had done for the people there. His answer was compacted and really moving: “You don’t need to thank us. It is our honor to share with you, and it is YOU that gave us this opportunity.” We would like to say the same to the people of Raglai. The life, sometimes, is something unimaginable – within 24 hours of one day, you can experience all the chord of emotions, the up and down of life, and find out the reason for your existence. It is the time you listen to the call of life, the time when you do something meaningful for the surrounding people with all your heart – the time when you learn how to give and receive something – by your own way. Even though you can get the brightest star, at least, you may stay among the stars to lighten dreams!

If I were a bird or a leaf,
The bird would sing well, the leaf would be green.
Should we always borrow without returning?
‘Cause Life is for giving, not only receiving.
(To Huu)

Overall, I would like to quote Mr Yossi’s statements for the conclusion: “I want to give a warm thanks to Mr. Phuong, to Raglai people, Little Star Group and PVTech Group. With me as well as all of us in general, this is a warning bell for our well-off life, for things we have at home, compared to the stuff we see here. I expect that this activity will be organized more often. This is the first shot, and we will continue launching similar activities. Our way back takes 8-9 hours, but that’s not the big problem. The company’s contribution is too small for the help of the pastor and people here. That's a big deal, and we believe that it will be a meaningful way home of everyone. As long as I am in Vietnam, I will try to maintain the help (and will authorize Mr. Malcolm Watson – in case I return home) for supporting the construction of two houses per year to people." 
.
I would like to take the liberty to send the most sincere thanks of Mr. Phuong on behalf of the villagers in Raglai and Little Star Charity Group to Mr. Joseph Azran (Yossi) – the General Director of PVTrans Emas Company; Ms. Hoai Huong – Deputy Director; Mr. Malcolm Watson – O&M Transition Manager; Mr Vu Quoc Diep, Mr. Quyet Huong together with all members of PVTrans Emas Company, PVTrans Group, PVTech Group for their companion on this trip with 120 Tet gifts for old people, 450 portions for children, and the house which is about 40 million dongs for Ms. Thi Mi and her kids.
“On behalf of the house owner and the community here, we would like to send the warmest thanks to your award. We appreciate a small part of your contribution but bring a very big return, happiness and gratefulness (…) Just don’t think about what you can earn, think about what you can give. Give out today or tomorrow we may need help.” (Mr. Phuong, Translator: Quốc Điệp).
.


A bird cannot bring the whole spring, but thanks to contributions from PVTrans Emas Company, spring in Raglai this year is full of warmth of love. We look forward to receiving your companion and support for the next charity events so that that warmth of love will be spreading on every corner of other villages.

Little Star Charity Group.

[Charity 15th] Raglai – Câu chuyện về cho và nhận – và ý nghĩa của Cuộc Sống!


 
Đó thật sự là những trải nghiệm vô cùng quý giá, vô cùng kỳ diệu của cuộc sống ở một nơi không phải ai cũng biết đến…


Chúng tôi trở lại Raglai vào một ngày cuối năm trong cái nắng, gió và rét rất đặc trưng của vùng Thuận Bắc. Vượt gần 400km đường trường đến thôn Bà Râu, chỉ thấy xung quanh là vùng đất khô cằn dọc theo dãy núi đá hoang sơ, một nơi vắng lặng hẳn nhịp sống hiện đại và đối mặt với những khó khăn và khắc nghiệt của người dân nơi đây. Trước mắt tôi là con đường bụi đất như thuở sơ khai, những đứa trẻ đen nhẻm lấm lem đang chơi trên mảnh sân hoang vắng bên những căn nhà làm bằng bùn đất nung. Dù đã gần đến Tết, nhưng mùa xuân dường như chưa hề chạm đến nơi đây. Cuộc sống ở đây luôn khoác một chiếc áo khô cằn, củ kỹ như vốn dĩ của nó!

 
Dù vậy, điều ấy không ngăn được nỗi ấm áp hân hoan, mừng vui của mọi người khi đón chúng tôi. Những bà mẹ, che mình trong những chiếc khăn trùm kín mặt, vai địu những đứa trẻ nhỏ, tay dắt những đứa trẻ con đầu trần chân đất đứng ngồi chờ đợi xung quanh nhà thờ. Bọn trẻ con quây lấy chị Tính, sau vài phút e dè đã hào hứng tham gia trò chơi một cách hồn nhiên, vô tư như đó là tất cả những gì chúng hằng mong mỏi.





Niềm vui các em đơn giản là được chụp hình với mọi người, được nhìn thấy những người khách từ nơi khác tới, nhất là những người nước ngoài, dù chỉ đứng xung quanh. Đối với các em, những người đó thật lạ lẫm, như đến từ một thế giới khác, một thế giới không phải lo toan mọi điều…



Nhưng hôm nay, chính những người khách ấy đã mang đến cho người dân Raglai hơi ấm của sự quan tâm, sẻ chia. Đó không chỉ là món quà vật chất, những thùng mì gói, những ký gạo, hộp bánh, gói kẹo, mà trên tất cả, đó là sự sẻ chia về tình người.

 



 
Thật lạ khi ở nơi núi rừng heo hút thế này, giữa con người dường như không còn những ranh giới về dân tộc, về ngôn ngữ, về văn hóa, cũng không có khái niệm về giàu - nghèo, về Cho và Nhận. Chúng tôi chỉ nhìn thấy sự trân trọng trao đi những món quà mang giá trị của cuộc sống, về sự yêu thương bác ái, đùm bọc và chia sẻ với nhau. Chúng tôi nhìn thấy những nụ cười xuân ấm áp, tươi mới, vui sướng rạng rỡ trên khuôn mặt từng người...




Và chúng tôi cũng nhìn thấy còn đó nỗi đăm chiêu, lo âu cho những ngày sắp đến… 


Rời nhà thờ Bà Râu, chúng tôi đi theo con đường đất để đến nhà chị Chamalea Thi Mí – một trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn trong làng.




Chồng chị ra đi bỏ lại chị cùng hai đứa con thơ dại. Hằng ngày chị gửi con, đi lượm phân bò, cạo vỏ lụa hạt điều kiếm 10.000 – 20.000 để sống. Hôm nào may mắn có người thuê mướn đi cấy lúa, thì may ra kiếm được vài chục ngàn một ngày công, nhưng số ngày đi làm thuê rất ít. Chính vì thế, kinh tế gia đình chị - cũng giống như hầu hết người dân ở đây - rất khó khăn, lây lất qua ngày. Theo lời cha Phương, còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn nữa trong 2 làng người dân tộc vùng sâu hơn.


Trong chuyến đi này, công ty PVTrans Emas đã trao tặng đến ba mẹ con chị căn nhà tình nghĩa để gia đình yên tâm sinh sống. Một anh bạn người Singapore hỏi tôi, những đứa trẻ này có được uống sữa không, thức ăn lấy từ đâu, chúng có được đến trường không… Tương lai của chúng ra sao, cuộc đời của chúng như thế nào… sẽ mãi là một câu hỏi day dứt mà không ai có thể trả lời rõ ràng và chính xác…


Trước khi ra về, chúng tôi cám ơn ông Yossi và mọi người vì những gì họ đã làm cho người dân ở đây. Câu trả lời của ông ngắn gọn mà đầy xúc động: “Bạn không cần cảm ơn chúng tôi. Đó là vinh dự của chúng tôi được chia sẻ cùng các bạn, và chính các bạn đã cho chúng tôi cơ hội ấy.” Chúng tôi cũng muốn nói với người dân Raglai như thế. Cuộc sống đôi khi là một điều không tưởng – cùng trong 24 giờ  một ngày, bạn có thể trãi qua mọi cung bậc của cảm xúc, chiêm nghiệm  mọi thăng trầm của cuộc đời, và  tìm thấy được lý do hiện diện của mình trong đời sống. Đó là khi bạn lắng nghe tiếng gọi của cuộc đời, là khi làm mọi điều ý nghĩa cho mọi người xung quanh bằng trái tim  – là khi học cách cho đi và đón nhận – theo cách riêng của chính bạn. Dù không thể hái được vì sao sáng nhất – nhưng ít ra – bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ! 

Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
(Tố Hữu)

Xin mạn phép được trích lời của ông Yossi trong bài phát biểu thay lời kết: “Xin cảm ơn đến Cha Xứ, đến người dân Raglai, nhóm thiện nguyện Ngôi Sao Nhỏ, và các thành viên của nhóm PVTech. Với cá nhân tôi cũng như tất cả chúng ta, đây là một hồi chuông cảnh tỉnh  đối với sự sung túc của chúng ta, những thứ chúng ta có ở nhà so với những thứ chúng ta nhìn thấy ở đây.Tôi cũng mong muốn chương trình được phát động thường xuyên hơn nữa. Đây là tiếng pháo đầu và chúng ta sẽ tiếp tục những chương trình khác. Đường về còn 8-9 tiếng nữa, nhưng đó không phải là vấn đề lớn. Những gì công ty đóng góp quá nhỏ so với sự giúp đỡ của Cha xứ và mọi người ở đây. Đó mới là việc lớn, và chúng tôi tin rằng , chuyến về sẽ mang đầy ý nghĩa cho tất cả mọi người. Bất cứ khi nào còn ở Việt Nam, tôi sẽ cố gắng duy trì sự giúp đỡ này (và sẽ ủy quyền cho ông Malcolm Watson – nếu tôi về nước) cho việc hỗ trợ xây dựng 2 căn nhà mỗi năm cho người dân.” 

Người viết cũng xin được mạn phép mượn lời của cha Phương thay lời cảm ơn chân thành nhất của dân làng Raglai và Nhóm Ngôi Sao Nhỏ gửi tới ông Joseph Azran (Yossi) – Giám đốc Công ty PVTrans Emas; Cô Hoài Hương – Phó giám đốc Công ty PVTrans Emas; Ông Malcolm Watson – O&M Transition Manager, anh Vũ Quốc Điệp, anh Quyết Hương cùng toàn thể các anh chị trong công ty PVTrans Emas,  nhóm PVTrans, nhóm PVTech đã đồng hành và chung sức với Ngôi Sao Nhỏ trong chuyến đi vừa rồi với 120 phần quà biếu người già, 450 phần quà cho trẻ em và căn nhà tình thương trị giá gần 40 triệu đồng tặng cho ba mẹ con chị Thi Mí.
“Thay mặt cộng đồng Raglai và 3 mẹ con Thi Mí người được công ty tặng căn nhà, tôi xin cảm ơn quý công ty và bạn hữu đã hỗ trợ trao tặng món quà ý nghĩa trong dịp Tết này. Khi chúng ta cho đi, chúng ta đừng nghĩ về những gì sẽ nhận lại được. Khi bạn Cho đi, có nghĩa là bạn đã Nhận về niềm vui, hạnh phúc và tình yêu thương lớn hơn gấp ngàn lần. Bạn giúp đỡ mọi người ngày hôm nay và sẽ có một người khác giúp đỡ bạn ngày mai."


Một cánh én không làm nên mùa xuân, nhưng mùa xuân năm nay trên buôn làng Raglai tràn đầy sự ấm áp yêu thương nhờ các anh chị PVTrans Emas. Rất mong các anh chị sẽ tiếp tục ủng hộ và đồng hành cùng nhóm trong những chương trình sắp tới, để mùa xuân được trọn vẹn và tràn đầy hơn trên mọi buôn làng khác.

Ngôi Sao Nhỏ.